Xe nâng là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong các kho xưởng, nhà máy, xí nghiệp, bến bãi hiện nay. Thiết bị giúp việc nâng hạ, di chuyển hàng hóa thiết bị với trọng tải lớn, hiệu suất làm việc tốt giúp nâng cao hiệu quả công việc. Sau một thời gian sử dụng để có thể duy trì hiệu suất làm việc tốt thì chúng ta buộc phải bảo dưỡng xe nâng định kỳ đúng cách, vệ sinh xe nâng. Vậy làm thế nào cách sử dụng xe nâng điện để an toàn và chuyên nghiệp? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết hướng dẫn sử dụng xe nâng tay điện và cách thực hiện bảo dưỡng xe nâng theo đúng tiêu chuẩn giúp hiệu suất công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
Những quy tắc an toàn khi sử dụng xe nâng điện
Xe nâng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động nếu không được sử dụng đúng cách. Do đó, người vận hành xe nâng cần nắm vững 16 nguyên tắc an toàn xe nâng mà Alo247 tổng hợp bên dưới. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.
· Kiểm tra xe nâng thường xuyên
· Tuân thủ các chỉ dẫn an toàn, biển báo
· Hạ càng nâng sát mặt đất khi vận hành
· Chỉ sử dụng cho mục đích di chuyển hàng hóa
· Không được nâng người khi không có bệ an toàn
· Tránh chạy nhanh và phanh gấp
· Không quay đầu xe trên đường dốc
· Đảm bảo kiện hàng được sắp xếp đúng cách
· Không nâng hàng hóa vượt quá tải trọng nâng của xe
· Quan sát biển báo tải trọng và chiều cao nâng giới hạn cho phép
· Xem xét kỹ khả năng chuyên chở của xe nâng
· Không đưa tay chân khỏi buồng lái khi vận hành xe nâng
· Giữ khoảng cách an toàn khi lái xe nâng
· Người vận hành phải luôn kiểm soát được phương tiện của mình
· Tránh di chuyển xe nâng khi đang nâng kiện hàng lên cao
· Hạ càng nâng và nghiêng khung nâng về phía trước sau khi sử dụng
Để đảm bảo an toàn khi vận hành xe nâng, bên cạnh việc tuân thủ các quy tắc an toàn. Cần chọn mua xe nâng chất lượng từ nhà cung cấp uy tín và bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa xe nâng
Hướng dẫn sử dụng xe nâng điện
Để xe kéo dài tuổi thọ thì việc chăm sóc bảo trì, bảo dưỡng xe nâng đúng cách sẽ giúp bạn đạt được hiệu suất cao nhất. Bên cạnh đó, cần lưu ý thêm cách sử dụng xe nâng tay điện đúng cách cũng rất quan trọng.
Cách sử dụng xe nâng tay cao
+ Bước 1: Để sử dụng xe nâng tay cao đầu tiên bạn di chuyển xe nâng đến vị trí hàng hóa cần. Xe nâng tay cao sẽ di chuyển một cách dễ dàng với hệ thống 4 bánh xe linh hoạt.
+ Bước 2: Sau đó cho càng nâng vào đúng vị trí nâng hàng. Và kiểm tra càng nâng cân bằng không để lệch hàng về 1 bên càng. Vì rất dễ bị đổ ngã hàng hóa, hàng hóa hoặc pallet sẽ nằm dưới càng nâng của xe nâng.
+ Bước 3: Tiếp theo để sử dụng xe nâng tay cao bạn sẽ vận hành hệ thống thủy lực lên. Từ đó giúp cho cho càng nâng được nâng lên cao, tại đây ta có 2 cách:
· Cách 1: sử dụng tay đẩy, di chuyển lên xuống để nâng piston thủy lực
· Cách 2: dùng bàn đạp ở phía dưới đạp lên xuống để giúp piston thủy lực
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng 2 cách trên cùng 1 lúc.
+ Bước 4: sau khi đạt đủ độ cao phù hợp ta bắt đầu xả khí nén bằng phanh, lưu ý bóp phanh từ từ. Để khí thoát ra từ từ không bóp quá gấp làm tuột pitong.
+ Bước 5: sau khi nâng hàng xong đưa xe về vị trí ban đầu. Để tiếp tục sử dụng xe nâng tay cao cho lần tiếp theo.
Cách sử dụng xe nâng tay
Bước 1: Điều chỉnh hướng lái bằng tay cầm và đưa càng xe chui lọt vào tấm pallet. Đảm bảo hàng hóa được để cân bằng trên càng và sát về phía trục thủy lực
Bước 2: Hạ phanh xả – bộ phận được gắn liền trên tay cầm, từ từ về mức thấp nhất
Bước 3: Kích nâng càng xe lên cao bằng cách di chuyển tay cầm. Dừng lại khi hàng hóa đã đạt đến vị trí cần đặt. Đảm bảo chiều cao không vượt quá khả năng cho phép của xe nâng thấp
Bước 4: Di chuyển xe nâng thấp để kéo hàng hóa đến vị trí cần thiết
Bước 5: Bóp phanh xả để hạ càng và rút càng ra khỏi pallet
Trên đấy chính là các hướng dẫn sử dụng xe nâng tay điện và cách sử dụng xe nâng tay điện an toàn. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình vận hành.
Cách bảo dưỡng vệ sinh xe nâng đúng cách
Xe nâng là thiết bị vận chuyển hàng hóa nặng, đòi hỏi phải được bảo trì thường xuyên để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả. Quy trình bảo dưỡng xe nâng định kỳ bao gồm các nội dung chính sau:
- Vệ sinh xe nâng: Vệ sinh bên ngoài xe nâng bằng nước sạch hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, rỉ sét. Vệ sinh bên trong xe nâng, bao gồm bình acquy, hệ thống thủy lực, động cơ chạy, hệ thống thắng, đèn, còi, hệ thống trợ lực lái.
- Kiểm tra hệ thống điện: Kiểm tra tình trạng bình acquy, hệ thống dây điện, hệ thống điện tử.
- Kiểm tra hệ thống thủy lực: Kiểm tra mức nhớt thủy lực, màu sắc, độ nhớt của nhớt thủy lực, các van thủy lực, ống dẫn nhớt thủy lực, độ chùng của dây xích, bánh xích.
- Kiểm tra hệ thống truyền động: Kiểm tra độ mòn của lốp xe, áp suất lốp xe, độ chùng của xích truyền động, bơm mỡ cho các bộ phận chuyển động của hệ thống truyền động.
- Kiểm tra hệ thống phanh: Kiểm tra độ dày của má phanh, độ mòn của trống phanh, hiệu suất phanh.
- Kiểm tra hệ thống lái: Kiểm tra độ chụm của bánh xe, độ rò rỉ dầu trợ lực lái.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ Alo247 sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình bảo dưỡng xe nâng của mình.