Nồi cơm điện là sản phẩm gia dụng thiết yếu của mỗi gia đình. Hỗ trợ người dùng nấu cơm nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên quá trình sử dụng, không ít người dùng đã gặp phải tình trạng nồi cơm điện bị trào nước. Tình trạng này gây ra bất tiện và ảnh hưởng đến quá trình nấu ăn của bạn. Hãy cùng Alo247 tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục lỗi nồi cơm điện Cuckoo bị trào bọt nước hiệu quả ngay tại nhà.
Những nguyên nhân khiến nồi cơm điện bị trào nước
Có nhiều nguyên nhân làm cho nồi cơm điện bị trào bọt, trào nước. Hãy tham khảo những thông tin sau để xác định sự cố mà bạn đang gặp phải.
Lượng nước quá nhiều
Có thể khi bạn đo lượng nước cho vào không chính xác. Áp suất trong nồi cơm có thể tăng lên khi nước sôi, dẫn đến tình trạng trào nước qua mép nắp nồi hoặc từ lỗ xả hơi nước.
Lỗ xả hơi nước bị nghẽn
Khi nấu cơm các cặn bẩn kèm theo hơi nước sẽ bám trực tiếp vào lỗ xả hơi. Nếu như không thường xuyên vệ sinh nó sẽ bị tắc nghẽn dẫn tới khi nồi cơm sôi hơi nước bốc lên mà không thể xả ra ngoài. Tạo nên áp suất lớn bên trong nồi nên dẫn tới hiện tượng nồi cơm điện bị trào bọt.
Rơ le bị hỏng
Rơ le trong nồi cơm điện đóng vai trò quan trọng trong việc ngắt dòng điện khi phát hiện dấu hiệu quá tải. Đặc biệt ở dòng nồi cơm điện cuckoo. Khi cơm đã chín, rơ le sẽ tự động ngắt để đảm bảo an toàn cho nồi cơm. Tuy nhiên, nếu rơ le trở nên mòn hoặc hỏng sau một khoảng thời gian sử dụng, điều này có thể gây ra tình trạng nồi cơm điện Cuckoo bị trào nước.
Cầu chì bị đứt
Khi cầu chì sẽ vượt quá giới hạn của dòng điện sẽ không thể duy trì tính năng bảo vệ nồi cơm được nữa. Có thể bị cháy hoặc đứt lúc đó áp suất dẫn đến tình trạng nồi cơm điện bị trào bọt.
Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa nồi cơm điện
Hướng dẫn khắc phục lỗi nồi cơm điện bị trào nước
Sau khi xác định được nguyên nhân khi ra sự cố, bạn cần áp dụng cách khắc phục nồi cơm điện bị trào nước phù hợp. Để mang lại kết quả tốt nhất.
Giảm bớt lượng nước
Khi lượng nước quá nhiều và gây tình trạng trào nước, hãy ngay lập tức ngắt nguồn điện. Không lập tức mở nắp nồi cơm bởi áp suất lớn có thể làm bạn bị bỏng. Giảm bớt áp lực bằng cách mở lỗ xả hơi trên nắp nồi ra để hơi thoát ra từ đó. Sau đó mở nắp nồi và lấy ruột nồi cơm ra lau sạch nước. Đổ bớt nước ra để nồi cơm không bị trào nước nữa.
Thay rơ le nồi cơm
Bước 1: Hãy ngắt nguồn điện, sau đó gỡ tất cả các ốc vít ở phía dưới đáy nồi.
Bước 2: Ở phía dưới đáy nồi, bạn sẽ thấy một thanh thép dài liên kết với nút nhấn “Cook” trên nồi cơm điện. Thanh thép này cũng kết nối với rơ le nhiệt. Sử dụng kìm để uốn chấu kết nối giữa thanh thép và rơ le nhiệt để tháo rơ le cũ ra khỏi vị trí.
Bước 3: Tháo lò xo khỏi rơ le nhiệt và thay thế bằng rơ le mới.
Bước 4: Lắp lại lò xo, rơ le nhiệt và kết nối chấu vào vị trí ban đầu.
Thay cầu chì nồi cơm
Bước 1: Tắt nguồn điện, sau đó mở vỏ nồi cơm điện bằng tua vít.
Bước 2: Xác định vị trí cầu chì trong mạch điện của nồi cơm. Sử dụng kìm hoặc tua vít để tháo cầu chì cũ khỏi nòng kẹp.
Bước 3: Thay thế cầu chì mới vào.
Bước 4: Đóng vỏ nồi cơm và kiểm tra xem nồi cơm có hoạt động hay không.