Amply là một trong thiết bị không thể thiếu các dàn âm thanh gia đình. Là thiết bị âm thanh thông dụng của giới yêu âm nhạc. Trong những bữa tiệc hay những bữa liên hoan để âm thanh có phần sống động thì không thể thiếu chiếc amply “xịn sò” được.. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nhiều người sẽ gặp phải tình trạng amply bị nghẹt tiếng. Vậy nguyên nhân và cách sửa amply bị nghẹt tiếng ra sao? Hãy cùng Alo247 tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Một số hiện tượng amply bị nghẹt tiếng thường gặp và nguyên nhân
Sau đây là tổng hợp một số biểu hiện thường và nguyên nhân
-Amply phát ra tiếng ù lớn
Có nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng amply phát ra tiếng ù lớn khi hoạt động, phổ biến nhất là: Do IC nguồn của thiết bị bị hư hỏng, amply đặt trong không gian nhiều từ trường, dây mass trong tụ lọc bị đứt,…
-Amply bị nghẹt tiếng tạo thành tiếng bụp bụp khi hoạt động
Khi amply bị đứt dây mass trong tụ lọc nguồn sẽ khiến cho âm thanh phát ra tiếng bụp bụp khó chịu. Không chỉ mang đến trải nghiệm giải trí không hoàn hảo mà tình trạng này kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của amply.
-Amply bị nghẹt tiếng tạo thành tiếng rè rè, nhỏ và không rõ ràng
Lý do phổ biến nhất khiến amply xuất hiện tình trạng này là do dây nguồn âm – dương bị thiếu một trong hai dây.
-Amply phát âm thanh không đều: Một bên to một bên nhỏ
Do IC công suất bị hư hoặc bị đứt chân tụ lọc nguồn hoặc do đứt dây nguội. Việc âm thanh phát ra không đều từ hai bên có thể do lỗi amply bị nghẹt tiếng, nhưng cũng có thể là do tín hiệu ở hai bên amply (đầu L và đầu R) chưa cân bằng.
-Amply bị nghẹt tiếng một bên
Do tụ nối tầng 1 mối hàn bị lỏng lẻ, hoặc IC ở vị trí tiền công suất không có đủ nguồn cung cấp.
-Phát ra dòng điện một chiều
Khi khởi động thiết bị amply sẽ có tình trạng màng loa bass sẽ bị hút chặt vào bên trong. Nếu không ngắt nguồn điện kịp thời sẽ làm cho amply cháy.
Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa amply
Giải pháp cho lỗi amply bị nghẹt tiếng
Alo247 đã chia sẻ nguyên nhân amply bị nghẹt tiếng sẽ có cách sửa amply bị nghẹt tiếng tương ứng dưới đây.
-Di chuyển amply đến một không gian khác xem hiện tượng này có biến mất hay không. Nếu lỗi vẫn xuất hiện, có thể tự kiểm tra (hoặc mang máy đến các cửa hàng sửa chữa điện máy) xem IC nguồn và dây mass trong tụ lọc có bị hư hỏng không. Nếu có thì nên thay mới để amply hoạt động bình thường.
– Kiểm tra dây mass trong tụ lọc nguồn xem dây có bị đứt hay không. Nếu không có kiến thức chuyên môn về hệ thống linh kiện trong amply. Nên mang thiết bị đến các cửa hàng sửa chữa điện máy để nhờ nhân viên xem xét, nếu cần có thể thay tụ mới cho sản phẩm.
-Nên điều chỉnh tín hiệu hai đầu của amply bằng cách hoán đổi hai cổng vào L và R với nhau. Đồng thời xoay núm vặn Balance trên thiết bị về vị trí số 0 xem sự cố có biến mất không. Nếu đã thử cách này nhưng hiện tượng phát nhạc không đồng đều giữa hai loa vẫn còn. Nên mang thiết bị đến cửa hàng để được kiểm tra và sửa chữa.
-Hãy sử dụng máy đo điện áp để kiểm tra xem mối hàn ở đâu trong amply đang bị lỏng. Khi đó, nếu bạn gặp vấn đề IC đang gặp vấn đề thì bạn chỉ cần thay linh kiện IC mới.
-Đối với dây mass của tụ lọc hay IC nguồn bị đứt hãy thay cái mới. Khi sử dụng bạn nên để khoảng cách của amply và loa gần nhau nhất để có chất lượng âm thanh tốt nhất.
Hướng dẫn sử dụng amply đúng cách
Nguyên tắc “mở sau cùng, tắt đầu tiên”
Nói dễ hiểu thì amply sẽ là bộ phận được mở sau cùng khi cần dùng tới và khi ngưng không sử dụng nữa thì sẽ được tắt đầu tiên. Khi amply đã được mở lên thì nó đã sẵn sàng khuếch đại mọi tín hiệu mà nó nhận được. Nếu bạn mở amply trước, nó sẽ khuếch đại các tín hiệu khi tắt/mở CD, loa, micro và các thiết bị khác. Điều này làm giảm chất lượng âm thanh của loa theo từng ngày. Đây cần được coi là nguyên tắc bất di bất dịch trong sử dụng các dàn âm thanh.
Hướng dẫn về các núm điều chỉnh khi sử dụng amply
1. Kênh micro:
-Mic: lỗ cắm mic.
-Gain: nhấn/nhả ra ứng với giảm độ lớn của tín hiệu/để tín hiệu micro bình thường.
-Vol: âm lượng của micro.
-Bal: sự cân bằng giữa kênh trái và kênh phải.
-Echo: độ lớn nhỏ của tiếng vang.
-Lo: âm trầm của micro.
-Mid: âm trung của micro.
-Hi: âm cao của micro.
2. Điều chỉnh Echo:
-Select: chọn âm thanh được phát ra Mono hoặc Stereo.
-Vol: âm lượng cho tiếng vang.
-Lo: âm trầm (bass) của tiếng vang.
-Hi: âm cao (treble) của tiếng vang.
-Rpt: sự lặp lại của tiếng ca.
-Dly: tốc độ âm thanh ra.
3. Kênh nhạc:
-Mode: chọn nguồn phát.
-3S: chế độ âm thanh vòng 3D.
-Vol: âm lượng nhạc nền.
-Lo: âm thanh trầm của nhạc nền.
-Mid: âm trung của nhạc nền.
-Hi: âm cao của nhac nền.
-Bal: Cân bằng âm lượng cho 2 kênh ngõ ra.
4. Master (âm lượng chính): điều chỉnh toàn bộ hệ thống
-Vol: âm lượng lớn nhỏ.
-Lo: âm thanh trầm.
-Mid: điều chỉnh lời ca.
-Hi: âm thanh cao (treble).
-VFD: hiển thị đèn theo mức độ phát ra âm thanh.
-Equalizer Reset: giúp tái tạo âm thanh sâu, ấm,…
-Kênh A-B: Nút chọn ngắt hoặc mở đường tiếng A, B hoặc cả A-B.
-Power: tắt/mở amply.
Cách chỉnh amply đúng tiêu chuẩn
-Volume tổng (Master) chỉnh ở mức 4-5.
-Volume Micro chỉnh ở mức 5-6. Nếu mic hay bị hú tiếng thì nên giảm về 4.
-Độ vang (Echo) chỉnh ở mức 4 với giọng bình thường. Nếu giọng yếu thì nên để ở mức 5.
-Độ nhại (delay) của mic thì chỉnh mức 2.
-Cân loa (balance) chỉnh ở mức thứ 5, có thể tăng thêm cho kênh R vì thông thường tín hiệu ở kênh R mạnh hơn kênh L.
Hiện tượng amply bị nghẹt tiếng có nhiều biểu hiện khác nhau, người dùng nên nắm rõ nguyên nhân chính của từng dấu hiệu để có được cách xử lý sửa chữa phù hợp và an toàn. Hy vọng những thông tin Alo247 vừa gửi đến sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, sửa chữa amply tại nhà.