Nồi cơm điện là thứ không thể thiếu trong nhà bếp. Mỗi ngày đều đặn nấu những bữa cơm ngon cho gia đình. Nhưng sẽ có nhiều khi nồi cơm điện của bạn bỗng nhiên nhảy nút sớm làm cơm chưa kịp chín. Tuy nhiên bạn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể và cách xử lý sửa chữa nồi cơm điện nhảy sớm để thiết bị vận hành bình thường. Nếu vẫn chưa hiểu vì sao nồi cơm điện lại như vậy thì hãy cùng Alo247 tìm hiểu những nguyên nhân và cách sửa nồi cơm điện Sharp nhảy sớm, cách sửa rơ le nồi cơm điện nhé!
Nguyên nhân nồi cơm điện nhảy sớm
Có 4 nguyên nhân dẫn điện việc cơm của bạn không chín do nồi cơm điện bị nhảy sớm:
-Cho lượng nước trong nồi quá ít
Nguyên nhân đầu tiên khiến nồi cơm điện của gia đình bạn bị sống hay sượng. Chính là do bạn đổ nước quá ít, dẫn đến gạo không hấp thụ đủ nước và không chín được. Đây chính là một trong số những nguyên nhân cơ bản nhất mà rất nhiều bà nội trợ gặp phải.
-Do rơ le của nồi
Rơ le của nồi cơm điện là bộ phận giúp cho nồi cơm chuyển từ nút “Cook” lên nút “Warm” đúng lúc. Độ nhạy của rơ le sẽ quyết định việc nồi cơm có nhảy đúng lúc hay không. Nồi cơm sử dụng càng lâu thì độ nhạy của rơ le cũng sẽ càng giảm đi. Nếu như nồi cơm điện ngắt sớm thì rất có thể là do rơ le đã sử dụng quá lâu nên gặp vấn đề.
-Do ấn nút “Cook” quá nhiều
Khi nấu các món ăn bằng nồi cơm điện như món hầm, món canh hay làm bánh, hoặc khi muốn hâm nóng cơm. Chúng ta thường có thói quen nhấn nút “Cook” nhiều lần để có mức nhiệt thích hợp.
-Đáy nồi bị cong
Vì chịu tác động của nhiệt trong quá trình nấu cơm nên nếu sử dụng nồi cơm lâu ngày. Bạn sẽ thấy đáy nồi có hiện tượng cong lên.
Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa nồi cơm điện
Cách khắc phục lỗi nồi cơm điện bị nhảy sớm
Dựa vào những nguyên nhân mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Việc hướng dẫn cách sửa chữa nồi cơm điện nhảy sớm và sửa nồi cơm điện Sharp nhảy sớm từ các nguyên nhân đó lại vô cùng đơn giản.
-Cách khắc phục nồi cơm điện nấu không chín khi cho ít nước
Cơm không chín do bạn cho ít nước. Vậy bạn sẽ nấu lại nồi cơm khác sẽ gia thêm nước nấu cho vào nồi. Chắc chắn một điều cơm bạn sẽ chín và còn còn bị sống cơm nữa.
–Cách sửa rơ le nồi cơm điện khi gặp vấn đề
Trong trường hợp rơ le nồi cơm điện bị hỏng, bạn nên mang nồi đến tiệm điện hoặc đến trung tâm bảo hành để sửa chữa hoặc thay rơ le mới. Bạn không nên tự ý sửa chữa hay thay mới rơ le tại nhà nếu như không thành thạo các thao tác.
-Cách khắc phục nồi cơm điện nấu không chín ấn nút “Cook” nhiều
Trong quá trình nấu ăn, bạn cần phải hạn chế tối đa việc nhấn nút “Cook” nhiều lần. Để đảm bảo độ nhạy cho rơ le nhiệt. Tránh trường hợp rơ le nhảy sớm khiến cơm nấu không chín.
-Cách khắc phục nồi cơm điện nhảy sớm lòng nồi bị cong
Đối với đáy nồi bị cong, cách tốt nhất là bạn nên thay một chiếc lòng nồi mới. Bạn có thể liên hệ đến trung tâm bảo hành hãng để tìm mua lòng nồi cơm mới. Tùy theo từng hãng mà mức giá mua lòng nồi sẽ khác nhau. Thông thường, giá sẽ dao động từ 100 nghìn đến 300 nghìn đối với nồi cơm thường. Đối với nồi cơm cao cấp thì giá sẽ cao hơn.
Những lưu ý để dùng nồi cơm điện đúng cách
Khi sử dụng nồi cơm điện, bạn cần đảm bảo những thao tác dưới đây thực hiện đúng cách để duy trì được độ bền của nồi cơm như:
-Lau khô xung quanh bên ngoài lòng nồi
Bạn dùng khăn sạch để lau khô xung quanh phía bên ngoài lòng nồi trước khi đặt vào bên trong nồi cơm để nấu.
-Dùng cả 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi nấu
Bạn nên dùng cả 2 tay để đặt lòng nồi vào bên trong nồi cơm. Đồng thời xoay nhẹ để đáy nồi tiếp xúc đều với bộ phận rơ le. Cách làm này sẽ hỗ trợ hạn chế gây tổn hại đến rơ le nhiệt và giúp cơm chín đều thơm ngon, không lo bị sống.
-Bảo quản tốt rơ le nhiệt của nồi
Bộ phận rơ le nhiệt bên trong nồi cơm sẽ giúp cho cơm được chín ngon hơn. Nếu rơ le ngắt quá sớm sẽ khiến cơm còn sống, còn rơ le ngắt quá trễ thì cơm có xu hướng bị khét. Do đó, bạn cần bảo quản tốt bộ phận này và tránh để xảy ra va chạm.
-Thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện
Nồi cơm là thiết bị nấu mỗi ngày nên sau khi sử dụng xong thì bạn cần vệ sinh thật kỹ các bộ phận của nồi cơm điện như: lòng nồi, vỏ ngoài nồi cơm, van thoát hơi và khay hứng nước thừa (nếu có),… để loại bỏ kịp thời các chất cặn bẩn. Điều này vừa tránh vi khuẩn sinh sôi và gây hại cho cơ thể vừa giúp kéo dài tuổi thọ cho nồi cơm điện.