Nguyên nhân sạc loa kéo bị nóng và cách sạc loa đúng chuẩn

Trong khi sử dụng loa kéo karaoke, bạn thường bắt gặp một số trục trặc nhưng không biết xử lý như thế nào gây nên sự bất tiện. Một trong số đó là lỗi sạc loa kéo bị nóng. Cùng tìm hiểu ngay các cách khắc phục lỗi thường gặp trên loa kéo trong bài viết sau nhé!

Loa kéo ngày nay ngày càng trở nên thịnh hành với nhiều mức giá khác nhau và được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi tính tiện dụng và di động. Tuy vậy, nhiều người vẫn thường mắc các lỗi khi sử dụng loa kéo như lỗi loa kéo sạc bị nóng. Cũng như thắc mắc rằng vừa sạc vừa hát loa kéo có được không? Làm sao biết loa kéo sạc đầy trong bao lâu? AC và DC trên loa kéo là gì? Hãy xem bài viết dưới đây của Alo247 để giải đáp những thắc mắc này và đưa ra hướng dẫn sạc pin loa kéo đúng nhé.

Nguyên nhân loa kéo sạc bị nóng và cách xử lí

*Do thói quen khi sử dụng loa kéo là thường xuyên vừa sạc pin, vừa sử dụng. Hoặc sạc pin trong khoảng thời gian dài hơn thời gian quy định của loa.

Nếu loa của bạn mới mua, cần sạc pin đúng thời gian quy định và không sử dụng khi đang sạc. Nếu loa đã bị chai pin cần mang ngay đến trung tâm bảo hành. Để kiểm tra mức độ chai pin và có hướng xử lý kịp thời.

*Nguồn điện quá yếu sẽ làm cho pin loa sạc quá lâu làm loa kéo khi sạc bị nóng. Do không có đủ lượng điện năng cung cấp .

Cần kiểm tra ngay nguồn điện kết nối có đang trong tình trạng ổn định hay không. Nếu đã kiểm tra mà loa sạc vẫn bị nóng, nên mang loa đến trung tâm bảo hành. Vì có thể loa đã bị hư hỏng bên trong.

*Sạc loa qua đêm

Đây là thói quen không tốt của nhiều người sử dụng. Muốn khi thức dậy chiếc loa sẽ đầy pin sử dụng cho thoải mái khỏi mắc công chờ đợi sạc.

Loa kéo cũng cần nghỉ ngơi sau nhiều lần hoạt động. Và trong mỗi lần sử dụng không nên sử dụng liên tục, giãn cách thời gian ra. Để cho loa kéo nghỉ ngơi 10-15 phút rồi sử dụng tiếp.

*Không bảo quản loa kéo đúng cách

Sử dụng thường xuyên và có thói quen để loa ngoài trời nắng gắt vài tiếng đồng hồ. Thực tế lại có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của pin.

Nên cất loa kéo ở nơi kín gió để tránh những va đập không đáng có.  Đặt loa ở nơi thoáng mát, không khí lưu thông tốt.

Nguyên nhân loa kéo sạc bị nóng và cách xử lí

Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa loa

Hướng dẫn sạc loa kéo đúng cách

Sạc pin loa kéo mà không nắm được các nguyên tắc cơ bản thì có thể khiến ắc quy bị chai, thời gian sử dụng rút ngắn. dần khiến một số chức năng của loa kéo suy giảm gây khó khăn trong quá trình sử dụng. Alo247 đưa ra hướng dẫn sạc pin loa kéo giúp loa kéo bền bỉ hơn và ít bị hư hỏng.

*Cách sạc pin loa kéo bằng cáp sạc

Thường được sử dụng ở hầu hết các loa kéo Bluetooth.

-Trường hợp 1: Nếu loa kéo của bạn sử dụng pin

Bước 1: Sau khi đã xác định phương thức hoạt động của loa. Bạn tiến hành chọn bộ sạc Adapter cho loa kéo.

Bước 2: Bạn hãy sạc loa trong khoảng 10 – 12 tiếng cho lần đầu tiên sử dụng. Để loa được sạc đầy, đảm bảo tuổi thọ của nó. Từ lần thứ 2 sử dụng bạn chỉ cần sạc từ 3 – 6 tiếng là loa đã được đảm bảo được nạp pin đầy. Để cho bạn thỏa sức sử dụng cả ngày dài rồi nhé!

Cách sạc pin loa kéo bằng cáp sạc

 *Sạc pin loa kéo nguồn lưới điện quốc gia

Nếu vừa sạc vừa dùng thì đầu tiên bật loa sang chế độ AC ON. Sau đó cắm dây sạc vào loa, đầu còn lại cắm vào nguồn lưới điện quốc gia (chính là điện gia đình bạn đang dùng).

Nếu bạn chỉ muốn sạc và không dùng loa thì cần tắt loa (chế độ O), sau đó làm tiếp các bước như bên trên.

Trong quá trình sạc, bóng sạc báo màu đỏ thì tức là pin chưa đầy và cần tiếp tục sạc. Bóng báo màu xanh là đã sạc đầy, lập tức dừng, rút dây sạc, chuyển chế độ DC để có thể sử dụng loa.

Sạc pin loa kéo nguồn lưới điện quốc gia

*Sạc pin loa kéo nguồn ắc quy ngoài

Giả sử bạn đang sử dụng loa kéo ở ngoài trời, đó là một nơi xa, không gần nguồn điện dân dụng. Hoặc dây sạc bị hỏng hay vấn đề nào đó khiến bạn không thể sạc bằng nguồn điện 220V.

Nhưng lúc đó bạn có mang theo bình ắc quy 12V dự phòng thì có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị một bình ắc quy rời 12V, một dây câu bình ắc quy nối liền với bộ 2 kẹp đỏ đen.

Bước 2: Gắn đầu kẹp màu đỏ (dương) của dây câu với cổng đỏ (dương) trên bình ắc quy và đầu kẹp đen (âm) với cổng đen (âm).

Bước 3: Gắn 2 đầu còn lại với cổng DC 12V trên loa kéo, đầu dây màu đỏ gắn vào cổng có ký hiệu dấu “+”, đầu dây màu đen gắn vào cổng có ký hiệu dấu “-“.

Như vậy bạn đã kết nối thành công loa kéo với bình ắc quy rời. Tuy nhiên không nên vừa sạc vừa dùng ở chế độ này, chỉ sử dụng loa sau khi dừng sạc.

Trên đây là hướng dẫn sạc pin loa kéo đúng cách và an toàn.

Sạc pin loa kéo nguồn ắc quy ngoài

Giải đáp một số thắc mắc khi sạc loa kéo

* Loa kéo vừa sạc vừa hát có được không?

là câu hỏi được quan tâm nhất. Không nên vừa sạc vừa hát loa kéo bởi về lâu dài sẽ khiến cho loa hoặc pin của loa bị hỏng. Bạn cũng cần lưu ý trước khi hết pin thì không nên để đảm bảo tuổi thọ của pin.

* Sạc loa kéo bao lâu

Đa số các dòng loa sẽ có thời gian sạc khoảng 4-8 giờ kể từ khi loa báo pin yếu. Khi pin đã được sạc đầy cần ngắt nguồn điện để tránh chai pin, hư hỏng pin. Sạc loa kéo bao lâu tùy thuộc vào dung lượng pin của loa, nhưng nên sạc trong khoảng thời gian này. Nên sạc pin cho loa kéo khi đèn báo trên loa có màu đỏ, tránh sạc khi pin loa còn trên 80%.

* Làm sao biết loa kéo sạc đầy

Đèn báo pin sẽ hiển thị màu xanh hoặc ở một số dòng loa kéo sẽ hiển thị màu tím hoặc cam. Làm sao biết loa kéo sạc đầy? Khi đèn chuyển sang màu này, đó là dấu hiệu pin đã được sạc đầy.

* AC và DC trên loa kéo

Giải nghĩa những ký hiệu AC và DC trên loa kéo

Ký hiệu AC (hoặc dấu “=”): Mô tả chế độ vừa sạc vừa dùng của loa. Khi chọn chế độ này, người dùng phải cắm dây sạc trực tiếp vào nguồn điện thì loa mới có thể  hoạt động.

Ký hiệu DC (hoặc dấu “-”): Mô tả chế độ dùng bình. Khi chọn chế độ này nghĩa là người dùng không được cắm sạc khi đang sử dụng loa kéo.

AC và DC trên loa kéo

 Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với các bạn.

Cam kết
Có mặt ngay xử lý sự cố
Thợ tay nghề giỏi - Trách nhiệm cao
Chi phí hợp lý
Bảo hành uy tín sau khi sửa
Nội thành: Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Ngoại thành: Hà Đông, Long Biên, Gia Lâm
Gọi thợ
Sửa chữa tại nhà
Dịch vụ
Sửa chữa tại nhà & Cứu hộ khẩn cấp