Khi bạn đến gần và lấy đá từ thùng chứa của máy. Có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ suy nghĩ đến việc chúng đã làm việc được bao lâu kể từ lần vệ sinh máy trước đó. Hoặc thậm chí bạn sẽ lãng quên việc lau chùi chúng. Cho đến khi cảm thấy chất lượng nước đá thực sự xuống cấp trầm trọng. Trong bài viết dưới đây, Alo247 sẽ hướng dẫn các bước chi tiết về cách vệ sinh máy làm đá viên và bảo dưỡng máy làm đá. Để các bạn có thể thực hiện công việc này ngay tại nhà.
Tại sao nên vệ sinh bảo dưỡng máy làm đá định kỳ?
Máy làm đá công nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong nhiều ngành nghề. Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ. Do đó việc bảo dưỡng định kỳ máy làm đá là vô cùng cần thiết. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động, an toàn vệ sinh và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tần suất bảo dưỡng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Mức độ sử dụng: Máy sử dụng càng nhiều thì càng cần được bảo dưỡng thường xuyên hơn. Lý do là vì hoạt động liên tục khiến các bộ phận của máy hao mòn. Và cần được kiểm tra, tra dầu mỡ, thay thế các bộ phận linh kiện định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Môi trường hoạt động: Máy hoạt động trong môi trường bụi bẩn, ẩm ướt. Cần được bảo dưỡng liên tục hơn để loại bỏ bụi bẩn, chống rỉ sét cho các bộ phận kim loại.
Loại máy: Các loại máy khác nhau có thể có lịch bảo dưỡng khác nhau. Một số loại máy có cấu tạo phức tạp hơn. Cần vệ sinh máy làm đá chuyên sâu hơn so với các loại máy đơn giản. Do đó, cần tuân thủ hướng dẫn bảo dưỡng của nhà sản xuất cho từng loại máy cụ thể.
Nhìn chung, máy làm đá công nghiệp nên được bảo dưỡng định kỳ. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thường là sau mỗi 3-6 tháng. Ngoài ra, bạn cũng cần tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng máy làm đá ngay lập tức. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa máy làm đá
Quy trình vệ sinh bảo dưỡng máy làm đá đúng cách
Để hoạt động hướng dẫn vệ sinh máy làm đá đạt được hiệu quả cao. Cần tuân thủ quy trình sau:
Ngắt nguồn điện trước khi bảo dưỡng. Đây là bước quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho nhân viên kỹ thuật trong quá trình bảo dưỡng. Việc ngắt nguồn điện ngăn nguy cơ bị điện giật, chập cháy trong quá trình thao tác với các bộ phận bên trong máy.
Kiểm tra hệ thống điện của máy: Kiểm tra các dây điện, ổ cắm xem có hỏng hóc hay chập cháy hay không. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, cần sửa chữa hoặc thay thế ngay lập tức.
Kiểm tra nhiệt độ môi trường: Máy làm đá cần được đặt ở nơi có nhiệt độ môi trường phù hợp với khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ môi trường lý tưởng cho máy làm đá thường dao động từ 3°C đến 40°C. Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp. Có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và làm giảm tuổi thọ của máy.
Vệ sinh ngăn chứa đá: Vệ sinh ngăn chứa đá định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc. Việc vệ sinh ngăn chứa đá. Giúp đảm bảo chất lượng vệ sinh của đá và ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa.
Vệ sinh lưới lọc: Đối với một số máy làm đá sử dụng công nghệ làm mát bằng không khí. Lưới lọc có nhiệm vụ lọc cặn bẩn từ không khi khi đưa vào làm mát động cơ cho máy. Cần vệ sinh lưới lọc định kỳ sẽ đảm bảo chất hiệu quả làm mát cho động cơ. Và duy trình hoạt động ổn định cho thiết bị.