Cửa cuốn dần trở nên quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì chúng ta cần phải bảo dưỡng cửa cuốn. Điều này sẽ giúp cho cửa hoạt động ổn định. Giảm thiểu chi phí sử chữa không đáng có và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vậy bạn muốn được hướng dẫn quy trình cách bảo dưỡng cửa cuốn, cách vệ sinh cửa cuốn, cách tra dầu mỡ cửa cuốn như thế nào? Alo247 sẽ chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây!
Tại sao cần bảo dưỡng vệ sinh cửa cuốn định kì?
Động cơ cửa cuốn sau một thời gian sử dụng các chi tiết sẽ bị hao mòn. Như khô dầu ở bộ phận truyền chuyển động. Động cơ để lâu gây tình trạng bụi bẩn gỉ sét, nan cửa xô lệch gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành của cửa.
Lợi ích của bảo dưỡng định kỳ
Nâng cao độ bền, tuổi thọ cho động cơ và các chi tiết.
Tiết kiệm: Phát hiện sớm các hư hỏng để xử lý kịp thời. Ngăn ngừa hư hỏng lan truyền sang chi tiết hoặc cụm chi tiết khác.
Các vật tư phụ tùng thay thế sẽ được kiểm tra và tư vấn chính xác bởi các kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm sẽ được thông báo trực tiếp và xin ý kiến khách hàng trước khi bắt đầu bảo dưỡng, sửa chữa.
Việc bảo dưỡng định kỳ giúp cho khách hàng tránh được những hư hỏng lớn. Hơn hết những hư hỏng này thường tốn chi phí cao hơn rất nhiều so với chi phí bảo dưỡng.
Thời gian sửa chữa bảo dưỡng
Đối với động cơ ( motor cửa ) lưu điện, hộp nhận tín hiệu sau khi hết thời gian bảo hành thì 1 thời gian sau khoảng 1 năm sử dụng. Quý khách nên kiểm tra bảo dưỡng định kỳ 1 lần.
Đối với nan cửa khoảng 2 năm đến 3 năm.
Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa cửa cuốn 24/24h
Quy trình bảo dưỡng vệ sinh cửa cuốn tại nhà
Quy trình bảo dưỡng cửa cuốn gồm các bước sau:
-Bước 1: Tra dầu mỡ cửa cuốn và các bộ phận truyền động, tăng lò xo
Bộ phận truyền động cửa cửa cuốn là bộ tời, trong đó có mô tơ. Tra dầu mỡ sẽ giúp các bộ phận hoạt động trơn tru, ít hỏng hóc.
Tăng lò xo giúp đảm bảo cân bằng lực giữa lò xo và trọng lượng của cửa. Đảm bảo tính năng đóng mở nhẹ nhàng và đảo chiều ổn định.
-Bước 2: Kiểm tra, gia cố ray, bulong, căn chỉnh nan cửa bị xô lệch
Trong quá trình dài, cửa cuốn có thể có hiện tượng lỏng ray và nan cửa xô lệch thậm chí phồng nan cửa. Việc bảo dưỡng sẽ giúp căn chỉnh lại nan cửa, gia cố các bộ phận và tránh các nguy cơ hỏng hóc từ những dấu hiệu này.
-Bước 3: Kiểm tra, bảo dưỡng các tính năng bảo vệ
Các tính năng bảo vệ như bộ đảo chiều, sensor bảo vệ, còi báo động, rơ-le chống sổ lô. Lâu ngày có thể bị mài mòn, mất nhạy bén hoặc không còn hiệu lực. Nếu không được kiểm tra kịp thời sẽ rất nguy hiểm, gây ra các sự cố không mong muốn.
-Bước 4: Kiểm tra các thiết bị điều khiển
Kiểm tra các thiết bị này để đảm bảo chúng vẫn hoạt động nhạy bén.
-Bước 5: Kiểm tra và xả nạp bộ lưu điện
Bộ lưu điện sẽ giải quyết vấn đề bằng việc tích trữ điện năng và sử dụng chúng trong trường hợp mất điện. Việc xả nạp bộ lưu điện là rất cần thiết, sẽ giúp bộ phận này hoạt động bền hơn.
Những lưu ý khi tự vệ sinh bảo dưỡng cửa cuốn
Cách vệ sinh cửa cuốn và hướng dẫn bảo dưỡng cửa cuốn:
+ Mô tơ cửa cuốn
– Không để nước, hoá chất lỏng rơi vào mô tơ và hộp điều khiển cửa cuốn
– Phần điện: mô tơ, điều khiển từ xa (bấm tường và tay điều khiển từ xa) không để những vị trí ẩm thấp.
– Thay pin định kỳ cho điều khiển từ xa (từ 6- 12 tháng)
+ Bộ phận lưu điện cửa cuốn (UPS)
– Bộ lưu điện phải được nạp đầy lần đầu tiên liên tục trong 20h, để UPS có tuổi thọ cao
– Không được tự ý sử dụng bộ lưu điện bởi các nguồn điện khác (theo thông số trực tiếp trên máy)
– Để nâng cao tuổi thọ của bộ lưu điện cửa cuốn: cần phải thực hiện thao tác xả điện cho bộ lưu điện tối thiểu 02 tháng/lần (nếu ko mất điện). Xả điện là cắt nguồn điện cấp đầu vào bộ lưu điện, điều khiển cửa lên xuống 3-5 lần, đóng điện vào là được.
Lưu ý khác:
Ngoài việc vệ sinh cửa cuốn, chúng ta có thể kết hợp với việc bảo trì, sửa chữa cửa cuốn khi vẫn trong thời gian bảo hành để giúp cho cửa hoạt động hiệu quả và lâu bền. Các thiết bị sử dụng được bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên sẽ tăng tính an toàn, tránh gây ra những sự cố tai nạn đáng tiếc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.