Trên mỗi công trình xây dựng, trong các nhà máy sản xuất, hoặc thậm chí trong các kho hàng. Xe nâng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc di chuyển và nâng hạ hàng hóa. Tuy nhiên, như bất kỳ thiết bị nào khác, xe nâng cũng có thể gặp phải các sự cố hoặc hỏng hóc. Trong đó xe nâng bị tụt càng là một trong những vấn đề phổ biến và đáng lo ngại nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nguyên nhân xe nâng bị sự cố tụt càng, lọc dầu xe nâng, cũng như cách khắc phục quy trình bảo dưỡng xe nâng Toyota một cách hiệu quả.
Nguyên nhân xe nâng bị tụt càng
Việc hiểu và nhận biết các nguyên nhân xe nâng bị tụt càng là bước đầu tiên quan trọng. Để đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động của thiết bị. Một số nguyên nhân khiến xe nâng bị tụt càng không lên:
- Xi lanh bị hỏng: Bề mặt của xi lanh trơn tru và không có trầy xước là quan trọng. Để đảm bảo áp lực thủy lực được truyền đều và hiệu quả. Nếu xi lanh bị móp, cong vênh hoặc trầy xước, điều này có thể làm giảm khả năng tạo ra áp lực cần thiết để nâng càng, dẫn đến hiện tượng tụt càng.
- Hỏng hóc van hoặc gioăng phớt. Van và gioăng phớt là các thành phần quan trọng trong hệ thống thủy lực. Giúp kiểm soát dòng chảy dầu thủy lực và giữ áp lực ổn định. Khi chúng bị hỏng, dầu thủy lực có thể không thể được điều khiển hiệu quả. Dẫn đến sự giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống và việc tụt càng không lên.
- Rò rỉ dầu hoặc dầu thủy lực chất lượng kém. Rò rỉ dầu từ các bộ phận như xi lanh, van, hay ống lọc dầu xe nâng. Cũng có thể gây ra mất áp lực và làm giảm khả năng nâng càng của xe. Ngoài ra, sử dụng dầu thủy lực không đạt chuẩn hoặc không đảm bảo chất lượng. Cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của hệ thống thủy lực.

Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa xe nâng
Cách khắc phục xe nâng bị tụt càng
Một số cách khắc phục xe nâng bị tụt càng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
-Lọc bỏ tạp chất và đảm bảo chất lượng dầu xe nâng
Để khắc phục vấn đề xe nâng bị tụt càng không lên. Việc thực hiện các biện pháp như lọc loại bỏ tạp chất và đảm bảo chất lượng dầu. Thay dầu định kỳ và sử dụng loại dầu theo khuyến nghị của nhà sản xuất hệ thống thủy lực là rất quan trọng.
Đồng thời, kiểm tra dầu thủy lực theo hướng dẫn của nhà sản xuất cũng là một phần không thể thiếu. Trong trường hợp hệ thống chưa có bộ lọc dầu, việc lắp đặt chúng là cần thiết. Để đảm bảo rằng dầu được đưa vào luôn được sạch sẽ và chất lượng. Từ đó giảm nguy cơ tụt càng và tăng tuổi thọ của xe nâng.
-Thay van, giăng phớt mới phù hợp
Việc thay mới van và gioăng phớt phù hợp cũng là một giải pháp cần lưu ý khi xe không nâng lên được. Việc sử dụng van và gioăng phớt mới và chất lượng giúp đảm bảo tính kín khít của hệ thống thủy lực và ngăn chặn rò rỉ dầu. Từ đó giữ áp lực thủy lực ổn định và đảm bảo hoạt động hiệu quả của xe nâng.
Đảm bảo rằng các van và gioăng phớt được lựa chọn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cụ thể của hệ thống thủy lực và tuân thủ các tiêu chuẩn và hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Quy trình bảo dưỡng xe nâng
Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu gồm có ba loại: bảo dưỡng hàng ngày, bảo dưỡng theo giờ hoạt động và bảo dưỡng theo thời gian.
- Bảo dưỡng hàng ngày: là việc kiểm tra tổng thể về nhớt máy, nhớt hộp số, nhớt thủy lực, hệ thống nước làm mát, lốp xe, áp suất lốp, hệ thống điện, đèn, còi… trước khi vận hành xe. Nếu phát hiện có sự bất thường hay hư hỏng, cần khắc phục ngay. Hoặc thông báo cho người quản lý để sửa chữa kịp thời.
- Bảo dưỡng theo giờ hoạt động: là việc thay nhớt, lọc nhớt, lọc gió, lọc nhiên liệu… sau một số giờ hoạt động nhất định của xe.
- Bảo dưỡng theo thời gian: là việc đại tu các hệ thống trong xe nâng dầu khi xe có những dấu hiệu thay đổi như động cơ ì, kêu to, ra khói nhiều…
Quy trình bảo dưỡng xe nâng Toyota thường bao gồm những việc sau:
- Vệ sinh, làm sạch xe và các bộ phận quan trọng của xe
- Bơm mỡ cho xe và vô nhớt xích nâng, bạc đạn bánh xe
- Thay lọc gió
- Thay nhớt máy
- Thay nước làm mát, kiểm tra và bảo dưỡng bạc đạn bánh xe
- Kiểm tra dầu thắng, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống thủy lực, ống nhớt thủy lực và các xích nâng
- Kiểm tra áp suất lốp xe, độ mòn của lốp xe và thay lốp khi cần

- Kiểm tra hệ thống điện, đèn, còi và pin của xe