Vấn đề an toàn khi tập luyện với máy chạy bộ tại nhà được rất nhiều bạn quan tâm. Đặc biệt gần đây có vài chia sẻ về việc đang tập luyện trên máy chạy thì đột nhiên có cảm giác bị tê như điện giật. Điều này cho thấy máy chạy bộ đang bị rò rỉ điện. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị. Cùng Alo247 tìm hiểu những thông tin cần thiết về nguyên do, cách xử lý sửa khi máy chạy bộ bị rò điện, bị giật. Giúp bạn luôn chủ động khi gặp cố, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình của bạn.
Những nguy hiểm khi máy chạy bộ bị rò điện
Khi máy chạy bộ bị rò điện sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Không đảm bảo tính an toàn, dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Bạn cảm giác bị tê, ngứa ran hoặc giật mình khi chạm vào một vài bộ phận bằng kim loại trên thân máy. Ví dụ như bạn cảm thấy tê khi động vào khung máy, viền máy, tay cầm…
Nhìn chung, dòng điện rò rỉ rất thường rất nhỏ, chỉ vài vôn. Không nguy hiểm nhưng gây cảm giác tê tê, giật mình. Tình trạng có thể nặng hơn ở một số người có thể trạng yếu, có bệnh lý liên quan tới tim mạch.
Vào những ngày thời tiết nồm ẩm, hoặc khi chúng ta vừa tắm xong thì thường bị giật mạnh hơn. Ở trên máy chạy bộ, nếu tập lâu, mồ hôi ra nhiều làm ướt quần áo. Khiến cho khả năng dẫn điện tốt hơn cũng khiến khả năng bị giật mạnh hơn.
Không chỉ khô hanh, trong thời tiết thất thường nếu chúng ta tập luyện quá sức khiến cho cơ thể suy yếu cũng có thể xảy ra hiện tượng tĩnh điện.
Các chuyên gia giải thích rằng:
Khi tập quá sức, máu tuần hoàn không kịp, cơ thể không thể cung cấp đủ lượng oxy. Khiến cho cơ bắp bị mỏi, điện tích dương trong cơ thể tăng cao. Và khi chạm vào các chi tiết kim loại trên máy chạy bộ điện thì điện dương bị hút và cũng tạo ra cảm giác bị giật điện.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người dùng có thể bị giật điện dẫn tới ngã. Thậm chí là gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa máy chạy bộ tại nhà
Tại sao máy chạy bộ bị rò điện
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy chạy bộ bị rò điện
-Sử dụng chổi than quá công suất
Đa số máy chạy bộ mức giá rẻ và trung đều sử dụng động cơ DC. Loại động cơ này hầu hết đều cần chổi than để vận hành. Nhưng nếu sử dụng liên tục chổi than sẽ bị nóng lên, gây cháy và dẫn đến rò rỉ điện.
-Đường dây truyền điện gặp vấn đề
Khi máy chạy bộ được đặt ở nơi có độ ẩm quá cao. Như gần khu vực xả nước của máy giặt, hệ thống tưới cây hay trong thời tiết nồm. Khiến ổ cắm dễ bị ẩm, gây ra hiện tượng đoản mạch và chập điện.
-Máy chạy bộ bị bám bụi lâu ngày
Nếu không vệ sinh thiết bị sạch sẽ sau một khoảng thời gian dài sử dụng.
-Môi trường hanh khô
Ma sát tạo ra bởi chuyển động lặp đi lặp lại của máy chạy bộ dễ gây ra tĩnh điện. Đặc biệt là vào những ngày thời tiết hanh khô và khiến máy chạy bộ bị nhiễm điện
-Dây tiếp đất không hoạt động
Dây tiếp đất có nhiệm vụ đưa dòng điện xuống đất và làm máy không gây tích điện khi xảy ra rò rỉ. Do đó, dây tiếp đất của máy không được cắm hay bị hư hỏng cũng sẽ khiến máy bị nhiễm điện.
-Trang phục chạy bộ gây tĩnh điện
Đồ tập làm từ chất liệu sợi tổng hợp như nylon, polyester. Có thể tạo ra lượng tĩnh điện nhiều hơn so với các chất liệu vải khác. Đó cũng là lý do khi mặc trang phục làm từ những chất liệu này dễ gây nhiễm điện cho máy chạy bộ.
Cách khắc phục lỗi máy chạy bộ bị rò điện
Với nguyên nhân được chia sẻ ở trên sẽ có cách khắc phục, cách sửa máy chạy bộ bị rò điện tương ứng
-Nên xem kỹ hướng dẫn thời gian. Nên thay chổi than sau 500 giờ sử dụng và không dùng quá 600 giờ. Việc tháo lắp chổi than khá phức tạp, do đó nên nhờ thợ điện hoặc chuyên gia.
-Hãy kiểm tra xem dây điện và ổ cắm máy chạy bộ có mùi hôi hay điều gì bất thường không. Nếu nhận thấy vấn đề thì nên thay thế. Ngoài ra, hãy lưu ý ngắt nguồn điện trước khi kiểm tra để đảm bảo an toàn nhé!
-Hãy lau sạch các bộ phận của máy chạy bộ. Bao gồm khung bên ngoài, bên trong động cơ, motor, giữ dây curoa sạch sẽ và bôi trơn định kỳ theo sách hướng dẫn sử dụng. Không nên sử dụng khăn quá ướt và rút phích cắm của máy trước khi vệ sinh.
-Sử dụng máy phun sương để gia tăng độ ẩm cho môi trường xung quanh vào mùa thu. Từ đó giảm thiểu sự tĩnh điện. Bạn cũng nên thoa kem dưỡng ẩm cho cả cơ thể. Đặc biệt là tay để khi tiếp xúc với máy chạy bộ để không gây nhiễm điện.
-Kiểm tra dây tiếp đất đã được kết nối hay có bị hư hỏng, bị đứt gì không. Nếu dây tiếp đất gặp vấn đề hoặc máy chạy bộ không có sẵn bộ phận này, bạn nên mua mới ngay.
-Bạn nên chọn các trang phục làm từ vải tự nhiên như cotton. Ngoài ra, bạn hãy ngâm quần áo với nước xả vải và phơi khô đồ tập tự nhiên thay vì sấy khô.
Đó là cách sửa máy chạy bộ bị rò điện chi tiết.
Mẹo sử dụng tránh bị rò điện ở máy chạy bộ
-Sử dụng nguồn điện chuyên dụng có nối đất:
Bạn nên kết nối máy chạy bộ trực tiếp vào ổ cắm trên tường. Để có hiệu suất luyện tập tốt và độ an toàn cao, giảm nguy cơ giật điện hiệu quả.
-Đặt một tấm thảm bằng cao su dưới máy chạy bộ:
Thảm cao su có tác dụng giữ cho khoang động cơ hạn chế bám bụi và mảnh vụn. Từ đó giảm nguy cơ nhiễm điện bởi bụi bám trên bo mạch điện tử hay bánh răng bên dưới.
-Bảo dưỡng máy chạy bộ định kỳ:
Nếu bạn đã khắc phục sự cố nhưng vẫn không thành công, rất có thể động cơ máy đã bị hư hỏng. Lúc này bạn cần đưa máy đi bảo dưỡng. Việc bảo dưỡng máy định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời các vấn đề và giúp gia tăng tuổi thọ cho thiết bị.
-Thoa kem dưỡng cho tay nếu bạn thường đổ mồ hôi tay hoặc trong quá trình tập luyện. Mồ hôi tiết ra có thể tạo ra điện tích khi tiếp xúc với tay cầm của máy tập chạy bộ. Dẫn đến việc tích tụ và rò rỉ điện. Việc thoa kem dưỡng giúp hạn chế ma sát và hạn chế tích điện.
-Sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng cho thiết bị điện tử, máy chạy, vắt khô khăn trước khi vệ sinh. Để tránh làm ẩm ướt thiết bị, gây tích tụ điện lâu ngày dẫn đến hư hỏng. Quá trình dọn dẹp nên rút phích cắm điện tránh gây chập cháy khi lau chùi.
Trên đấy chính là mẹo sử dụng máy chạy bộ để tránh máy chạy bộ bị giật, rò rỉ điện.