Hướng dẫn sửa lỗi quạt bị kêu khi sử dụng

Quạt quay bị kêu khiến người sử dụng luôn cảm thấy khó chịu và muốn tìm cách giảm tiếng ồn cho quạt nhanh chóng.

Quạt là thiết bị điện làm mát được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Giúp xua tan cái nóng nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, có thể bạn sẽ gặp tình trạng quạt bị kêu khi quay hoặc bị rung lắc mạnh. Điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn gây mất an toàn. Hãy cùng Alo247 tìm hiểu nguyên nhân quạt điện, quạt cây bị kêu rè rè, kẹt kẹt khi quay và cách khắc phục sự cố này nhé! quạt bị khô dầu

Quạt bị kêu khi sử dụng là do đâu?

Quạt bị kêu to khi quay là vấn đề nhức nhối của các loại quạt trần trong quá trình sử dụng dài. Chúng luôn có những tiếng kêu khó chịu và còn gây mất đi hình tượng mỗi khi có khách đến chơi nhà.

Quạt cây bị kêu khi quay là một trong những dấu hiệu của việc quạt bị khô dầu. Bụi bẩn bám nhiều vào cánh quạt hay động cơ, ốc trên các cánh quạt chưa được chắc chắn, quạt bị rung lắc trong quá trình sử dụng,…Và còn rất nhiều nguyên nhân khác.

Những tiếng kêu khó chịu như: quạt bị kêu rè rè, quạt bị kêu kẹt kẹt. Sẽ được khắc phục ở ngay bên dưới, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân quạt bị kêu khi quay

  • Bụi bẩn dính vào cánh quạt và động cơ. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn sẽ tích tụ trên cánh quạt, động cơ. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động làm mát của quạt. Có thể làm quạt quay chậm hơn và phát ra tiếng kêu khó chịu.
  • Thiếu dầu nhờn ở động cơ
  • Siết cánh quạt quá nhẹ
  • Đèn chiếu sáng đi kèm quạt quá lỏng
  • Nắp động cơ bị lỏng lẻo: Khi lắp ghép giữa trục lắp cánh quạt và trục quay động cơ điện có khe hở quá lớn, làm cho cánh quạt bị lệch tâm. Vì vậy khi quay sẽ gây ra tiếng ồn lớn.
  • Quạt bị rung lắc: Thông thường thiết bị đung đưa là do bánh răng. Nếu bánh răng bị mài mòn hoặc lắp ráp không đúng. Đều làm cho động cơ điện bị rung và có tiếng ồn theo chu kỳ.
  • Quạt quá cũ
Quạt bị kêu khi sử dụng là do đâu

Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa quạt điện

Hướng dẫn khắc phục lỗi quạt bị kêu to

Cách khắc phục quạt bị kêu khi quay để giảm tiếng ồn cho quạt điện:

-Bụi bẩn dính vào cánh quạt và động cơ

Cánh quạt hay động cơ bị dính bụi bẩn có thể khiến quạt bị mất cân bằng và xuất hiện những tiếng kêu khó chịu. Để khắc phục tình trạng này bạn nên sử dụng một miếng vải và sau đó lau sạch các vết bụi bám trên quạt.

-Thiếu dầu nhờn ở động cơ

Có thể sau 1 thời gian dài sử dụng liên tục nên quạt bị han hoặc ma sát nhiều nên độ nhờn của quạt đã hết. Bạn nên thử sử dụng dầu nhờn để bôi trơn cho quạt nhé.

-Siết cánh quạt quá nhẹ

Bạn nên siết chặt cánh quạt tránh để quá lỏng lẻo dẫn đến mất thăng bằng và gây nguy hiểm. Bạn nên kiểm tra thử cánh quạt nơi mà gắn cánh quạt vào giá đỡ và nơi giá đỡ gắn vào động cơ. Đây là 2 vị trí hoạt động nhiều nên rất dễ lỏng lẻo.

-Đèn chiếu sáng đi kèm quạt quá lỏng

Nếu như quạt được trang bị đèn chiếu sáng thì bạn nên đảm bảo rằng bộ phận này đang được cố định. Hầu hết các loại đèn đi liền với quạt đều được siết ốc bằng tay. Bạn cũng không nên sử dụng công cụ khác để siết, điều này sẽ làm gãy hoặc vỡ bóng đèn.

-Nắp động cơ bị lỏng lẻo

Quạt trần kêu cũng có thể do giá đỡ cánh quạt hay động cơ bị lỏng. Bạn nên gắn chặt giá đỡ cánh quạt và đừng để cọ xát với nắp động cơ.

Hướng dẫn khắc phục lỗi quạt bị kêu to

Cách tra dầu vào quạt chi tiết

Nhiều người khuyên sử dụng dầu máy may nhưng nó có độ trơn thấp. Sẽ làm quạt hoạt động mạnh chỉ trong thời gian ngắn. Để đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên sử dụng dầu nhớt chuyên dùng cho xe máy. Điển hình như dầu RYX, dầu Vistra 300,…Các loại dầu có thể dùng cho quạt điện. Đó là loại dầu không có bụi bẩn như dầu luyn xe máy, dầu dùng cho máy may… Dầu có độ nhớt cao giúp trục quay quạt trơn khi hoạt động tần số cao. Tốt nhất bạn nên sử dụng dầu luyn mua mới không qua sử dụng để đạt hiệu quả bôi trơn.

Cách tra dầu vào quạt cho quạt điện bị khô dầu hiệu quả

Bước 1: Bạn cần xác định vị trí tra dầu ở trục quay của quạt, nằm ngay sau cánh quạt. Hãy tháo lồng trước và cánh quạt là có thể tra dầu. Đồng thời, bạn cần lưu ý không cần tháo hẳn động cơ để tra. Vì đây là hệ thống khá phức tạp và khó để gắn lại như ban đầu nếu không có chuyên môn.

Bước 2: Tiếp theo, bạn tiến hành tra dầu vào trục quay khoảng 3 – 4 giọt. Tuyệt đối không cho quá nhiều dầu nhằm tránh làm dầu chảy ra dây đồng có thể gây chập hoặc cháy.

Cách tra dầu vào quạt chi tiết

Bước 3: Sau khi tra dầu xong, bạn nên lau khô các vết dầu hay bụi bẩn bám ở các bộ phận đã tháo của quạt. Sau đó, hãy lắp lần lượt cánh quạt và lồng trước theo thứ tự ban đầu là có thể khởi động để dùng bình thường.

Cam kết
Có mặt ngay xử lý sự cố
Thợ tay nghề giỏi - Trách nhiệm cao
Chi phí hợp lý
Bảo hành uy tín sau khi sửa
Nội thành: Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Ngoại thành: Hà Đông, Long Biên, Gia Lâm
Gọi thợ
Sửa chữa tại nhà
Dịch vụ
Sửa chữa tại nhà & Cứu hộ khẩn cấp