Cách vệ sinh bảo dưỡng xe nâng định kỳ

Bảo dưỡng nói chung là công việc kiểm tra định kỳ các thiết bị, máy móc cụ thể ở đây là vệ sinh bảo dưỡng xe nâng. Alo247 sẽ chia sẻ cho bạn cách vệ sinh bảo dưỡng xe nâng đúng cách, an toàn.

Trong quá trình sử dụng xe nâng, việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ đóng vai trò quan trọng giúp xe hoạt động với hiệu suất tốt nhất. Nhằm nâng cao tuổi thọ, hạn chế tối đa các vấn đề hư hỏng hay sự cố khi đang vận hành. Vậy làm thế nào để bảo dưỡng xe nâng định kỳ an toàn và chuyên nghiệp? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách thực hiện bảo dưỡng vệ sinh xe nâng điện và xe nâng dầu theo đúng tiêu chuẩn giúp hiệu suất công việc đạt hiệu quả tốt nhất. 

Tại sao nên vệ sinh bảo dưỡng xe nâng định kỳ?

-Việc bảo dưỡng định kỳ còn giúp tăng độ tin cậy của xe nâng và đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Những chiếc xe nâng được bảo dưỡng định kỳ sẽ có khả năng hoạt động một cách trơn tru và ít gặp sự cố hơn. Giảm thiểu rủi ro và giúp tăng độ tin cậy trong quá trình vận hành.

Trong tổng thể, việc bảo dưỡng định kỳ là một phần không thể thiếu của quá trình quản lý xe nâng. Nó không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, mà còn giúp tăng tuổi thọ. Và năng suất của xe nâng, tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa trong tương lai.

-Việc vệ sinh xe nâng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu suất và an toàn của thiết bị nâng này. Việc duyệt qua quy trình vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ giúp duy trì xe nâng trong tình trạng hoạt động tốt, giảm nguy cơ sự cố không mong muốn. Và đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường làm việc.

Việc vệ sinh định kỳ loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ thừa và các chất tạo bám trên xe nâng. Giúp bảo vệ bề mặt và bộ phận của xe khỏi sự mài mòn và hỏng hóc sớm. Ngoài ra, vệ sinh định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận quan trọng . Như hệ thống phanh, hệ thống lái, và cảm biến an toàn. Tất cả những điều này làm tăng tuổi thọ của xe nâng và đảm bảo rằng nó hoạt động an toàn và hiệu quả.

Tại sao nên vệ sinh bảo dưỡng xe nâng định kỳ?

Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa xe nâng

Quy trình vệ sinh bảo dưỡng xe nâng

Cách vệ sinh xe nâng điện

-Trước khi muốn tiến hành cách vệ sinh xe nâng điện, phải tắt hẳn nguồn điện, thay ắc quy và vệ sinh ắc quy sạch sẽ.

Lưu ý: phải ngắt hết nguồn điện. Nếu không có thể vô tình chạm vào công tắc điều khiển xe nâng và gây ra tai nạn. Cũng có thể làm đoản mạch các điện cực âm và dương của pin. Hoặc các linh kiện điện tử khác khi sử dụng khăn ẩm hoặc các dụng cụ kim loại để vệ sinh xe. Nghiêm trọng hơn có thể bị điện giật vì điện áp của ắc quy vượt quá tải trọng cơ thể.

– Có thể dùng khăn ẩm để vệ sinh bên ngoài thùng xe nâng điện. Có thể dùng khí nén để thổi sạch các bụi bẩn trên điện áp khi vệ sinh các bộ phận điện áo khác nhau.

Lưu ý: Không sử dụng súng nước cao áp để rửa các thành phần điện áp.

– Sau khi thực hiện cách vệ sinh xe nâng điện xong, cần phải kiểm tra các bộ phận phải thay dầu bôi trơn. Có thể sử dụng nước để rửa pin của máy xếp điện. Nhưng phải đảm bảo nước không được vào bên trong ô pin. Khi rửa nó thì cần phải nhấc ra một khu vực khác. Để tránh trường hợp nước bị rơi vào các bộ phận khác trên xe.

Cách vệ sinh xe nâng điện

Bảo dưỡng xe nâng điện

-Vệ sinh xe nâng (vệ sinh khô, dùng xăng ,dầu hóa chất tẩy vết dơ, ten rỉ sét).

-Vệ sinh bình acquy, kiểm tra nước bình, châm nước bình acquy nếu bình thiếu nước.

-Kiểm tra hệ thống sạc bình, khi bình đầy có chức năng tự động ngắt hay không. Nếu chức năng này hư, ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của bình.

-Bơm mỡ vào các bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe

-Kiểm tra hệ thống thủy lực, van, ống dẫn nhớt. Kiểm tra nhớt thủy lực nếu thiếu thì châm thêm. Trường hợp nhớt thủy lực không thể sử dụng được thì phải thay thế.

-Kiểm tra động cơ chạy và hệ thống thủy lực phần nâng hạ. Bơm mỡ bò vào nhông, xích, bạc đạn, các cơ cấu chuyển động .

-Vệ sinh các board mạch điện tử, kiểm tra các socket, đầu nối của dây điện. Nêú có hiện tượng hư hỏng thì thay thế hoặc có biện pháp cách điện tốt nhất.

-Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, còi.

-Kiểm tra hệ thống trợ lực lái, chuyển động của hệ thống trợ lực lái. Bơm dầu mỡ vào hệ thống trợ lực lái.

Trên đây là cách bảo dưỡng xe nâng điện chi tiết.

Bảo dưỡng xe nâng điện

Bảo dưỡng xe nâng dầu

  • Vệ sinh lọc gió sau khi xe nâng hoạt động liên tục trong khoảng thời gian là 70 giờ.
  • Thay dầu máy sau khi sử dụng xe nâng khoảng  250 – 300 giờ liên tục.
  • Nhớt máy được dùng để thay là nhớt 40, mỗi lần thay 8 lít nhớt. Sau 2 lần thay nhớt thì nên thay lọc nhớt để đảm bảo xe nâng hoạt động tốt nhất.
  • Sau khoảng 1000 giờ sử dụng nên thay lọc dầu cho xe nâng một lần.
  • Sử dụng xe nâng liên tục sau khoảng 2000 giờ nên kiểm tra nhớt thủy lực. Nếu thấy nhớt chuyển sang màu đen thì nên thay mới. Nhớt thủy lực được sử dụng là nhớt 10, mỗi lần thay khoảng 50 lít/lần.
  • Nhớt hộp số được sử dụng là nhớt 90. Sau khi máy hoạt động liên tục khoảng 20.000 giờ nên thay nhớt hộp số một lần.
  • Trong quá trình sử dụng, nên thường xuyên kiểm tra dầu tháng. Nếu thấy có dấu hiệu đổi màu nên tiến hành thay mới để đảm bảo an toàn khi vận hành máy. Dầu thắng được thay là dầu Dot 3 hoặc Dot 4 tùy thuộc vào từng loại xe nâng.
  • Bơm mỡ và vô nhớt xích nâng sau mỗi lần bảo dưỡng xe. Đồng thời phải vô nhớt cho tất cả bạc đạn bánh xe để đảm bảo xe hoạt động trơn tru, không bị kẹt do thiếu dầu nhớt.
Bảo dưỡng xe nâng dầu

Quy trình bảo dưỡng xe nâng Toyota

Bước 1: Tiến hành vệ sinh xe nâng

Tùy từng loại xe nâng mà bạn có thể vệ sinh khô, dùng xăng hoặc các loại dầu, hóa chất để tẩy rửa vết dơ

Bước 2: Làm sạch bình ắc quy, đồng thời kiểm tr phần nước bình. Tiến hành châm nước bình ắc quy nếu thấy thiếu nước.

Bước 3: Cẩn thận kiểm tra hệ thống sạc bình. Chú ý, khi bình đầy có chức năng tự động ngắt hay không. Theo ý kiến của các chuyên gia, yếu tố này có vai trò quan trọng. Nếu chúng ngưng hoạt động sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.

Bước 4: Tiến hành bơm mỡ vào các bộ phần chuyển động như: bánh xe…

Bước 5: Nên kiểm tra ở bộ phận hệ thống thủy lực. Van cùng các loại ống dẫn nhớt là những yếu tố không thể bỏ qua. Ngoài ra, cần quan sát, nếu thất hiện tượng thiếu nhớt cần bổ sung ngay lượng nhớt cần thiết.

Bước 6:  Lần lượt kiểm tra phần động cơ cùng hệ thống thủy lực.

Bước 7: Kỹ thuật viên sẽ làm vệ sinh các board mạch điện từ cùng các loại yếu tố khác.

Bước 8: Kiểm tra kỹ càng hệ thống thắng đèn, còi.

Bước 9: Kiểm tra hệ thống trợ lực lái.

Quy trình bảo dưỡng xe nâng Toyota

Những lưu ý an toàn khi tự vệ sinh bảo dưỡng xe nâng

Đối với dòng xe nâng xăng/dầu/gas

Vệ sinh xe nâng là điểm cộng cho quá trình bảo dưỡng xe. Nhất là bộ lọc gió cần được làm sạch sau khi sử dụng khoảng 70 giờ. 

Nhớt xe sau khoảng 170 giờ sử dụng cũng cần được thay mới để giảm nhiệt độ hoạt động máy. Sau hai lần thay nhớt máy phải thay một lần lọc nhớt.

Với lượng thời gian từ 1000 giờ có thể thay lọc dầu. Và 2000 giờ cần thay lại nhớt thủy lực mới cho xe nâng dầu. 

Thường xuyên vệ sinh các hệ thống vận hành và hệ thống điều khiển xe để bảo dưỡng xe nâng dầu. Vệ sinh xe nâng hàng dựa trên những hướng dẫn về kỹ thuật bảo trì và bảo dưỡng xe nâng sẽ giúp cho xe nâng được bảo vệ một cách tốt nhất.

Những lưu ý an toàn khi tự vệ sinh bảo dưỡng xe nâng xăng dầu gas

Đối với dòng xe nâng điện

-Không xả trực tiếp nước vào xe nâng điện. Xe nâng điện không có tác dụng làm kín tốt hơn xe ô tô, được thiết kế để hoạt động trong nhà và không có khả năng chống mưa và nước. Ai cũng biết linh kiện mạch điện sợ nước nhất. Sau khi rửa sạch thân xe nâng điện bằng nước, nước sẽ chảy vào mặt dưới đế theo khe hở thân xe và khe hở bàn đạp. Gây hư hỏng linh kiện mạch điện.

-Tắt nguồn khi vệ sinh bảo dưỡng xe nâng

Sau khi đỗ xe, thay ắc quy và vệ sinh sạch sẽ, đồng thời tắt nguồn khi không vận hành xe nâng điện. Nếu không, có thể vô tình chạm vào công tắc điều khiển xe nâng và gây ra tai nạn. Cũng có thể khi sử dụng giẻ ướt hoặc các dụng cụ kim loại khác, các điện cực âm và dương của pin hoặc các linh kiện điện tử khác có thể bị đoản mạch. Điện áp của ắc quy xe nâng vượt quá tải trọng của cơ thể người sẽ có nguy cơ bị điện giật.

Những lưu ý an toàn khi tự vệ sinh bảo dưỡng xe nâng điện

Hy vọng với những chia sẻ của Alo247 sẽ giúp bạn biết cách vận hành và vệ sinh bảo dưỡng xe nâng xăng dầu, gas và điện tốt hơn, an toàn và hiệu quả.

Cam kết
Có mặt ngay xử lý sự cố
Thợ tay nghề giỏi - Trách nhiệm cao
Chi phí hợp lý
Bảo hành uy tín sau khi sửa
Nội thành: Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Ngoại thành: Hà Đông, Long Biên, Gia Lâm
Gọi thợ
Sửa chữa tại nhà
Dịch vụ
Sửa chữa tại nhà & Cứu hộ khẩn cấp