Trong quá trình sử dụng, việc xe nâng tay bị chảy dầu có thể gây ra nhiều vấn đề. Không chỉ về an toàn mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và an toàn, việc khắc phục và xử lý tình trạng này là rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các giải pháp hiệu quả khi xe nâng rò rỉ dầu trong bài viết của Alo247 dưới đây.
Tại sao xe nâng bị chảy dầu?
–Xe nâng bị chảy dầu ở hệ thống lái
Thước lái và trợ lực lái đều thuộc hệ thống lái của xe nâng.
- Nguyên nhân xe nâng chảy dầu: do phớt của thước lái bị rách do nước, bụi bẩn bám vào trong thời gian dài. Thước lái xe nâng cũng hay bị chảy dầu do các vật rắn bắn hoặc chạm vào gây xước dẫn tới xe nâng rò rỉ dầu.
–Xe nâng tay bị chảy dầu(nhớt) hộp số (chảy dầu dưới gầm xe nâng).
Đây cũng là 1 lỗi khá phổ biến trên xe nâng. Tuy nhiên không giống như chảy dầu trợ lực lái có chi phí sửa chữa tầm trung. Còn đối với chảy dầu hộp số dẫn tới bị hỏng thì chí phí sẽ không hề nhỏ.
- Nguyên nhân chảy dầu hộp số: do gioăng bị lão hóa, phớt bị vênh khi tiếp xúc va chạm mạnh gây hở gioăng. Hiện tượng chảy dầu ở phớt láp là do khi sử dụng trong 1 thời gian dài mà không bảo dưỡng hoặc phớt láp bị rách khi tháo lắp.
-Xe nâng bị chảy nhớt động cơ.
Nguyên nhân gây chảy nhớt động cơ: do phải chịu sự thay đổi về nhiệt độ liên tục. Khiến cho phớt dầu và giăng cao su dần dần bị thoái hóa. Sau đó dầu sẽ theo các kẽ hở này rò rỉ ra từ từ. Và rồi tạo thành các vũng dầu dưới gầm xe. Các bộ phận như phớt dầu hay gioăng cao su thường có giá khá rẻ so với các phụ tùng xe nâng khác. Nhưng thời gian sửa chữa, thay thế lại khá lâu vì phải tháo lắp nhiều bộ phận trong động cơ và yêu cầu độ chính xác cao.

Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa xe nâng
Cách sửa lỗi xe nâng bị chảy dầu
Đầu tiên, đề phục vụ cho công đoạn sửa chữa được thuận lợi, chúng ta cần có một số dụng cụ như sau:
+ Kìm mũi nhọn
+ Ron cao su, có thể chuẩn bị với nhiều kích cỡ khác nhau
+ Cờ lê
+ Dầu thủy lực
Cách sửa chữa
Sau khi đã chuẩn bị các dụng cụ trên, bạn hãy bắt tay vào quá trình sửa chữa. Bằng cách thực hiện theo lần lượt thao tác dưới đây.
Bước 1: Tiến hành xác định đúng vị trí bị rò rỉ dầu trên thân bơm. Thông thường, sẽ có 4 vị trí mà dầu thủy lực hay bị nhất đó chính là: ram nén, van thả áp, ram chính, nắp đổ dầu thủy lực.
Bước 2: Xoay van thả áp ngược chiều kim đồng hồ. Loại bỏ áp suất trong bơm thủy lực để tiến hành sửa chữa.
Bước 3: Bỏ lắp ở bình chứa dầu, sau đó xả dầu ra ngoài bằng cách lật ngược thân bơm
Bước 4: Tháo bộ phận bu lông ra khỏi thân bơm. Người sửa chữa có thể dùng cờ lê để hỗ trợ cho hoạt động này.
Bước 5: Kéo phần ram thủy lực ra khỏi thân bơm. Sau đó tháo ron ra khỏi xi lanh khi xác định được vị trí của nó.
Bước 6: Thay thế một chiếc ron cao su mới lắp đặt vào vị trí. Sau khi thực hiện xong, quét 1 lớp dầu lên trên đó.

Bước 7: Tiến hành gắn ram, sau đó gắn bu lông cố định. Đổ dầu vào thân bơm sau đó kiểm tra đến phần xi lanh. Nếu đáp ứng đúng các thao tác trên đây, chắc chắn quá trình khắc phục tình trạng dầu thủy lực bị rò rỉ sẽ được cải thiện nhanh chóng.