Amply bị rò điện ra vỏ phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình sử dụng các thiết bị âm thanh như đẩy công suất, amply hay micro chắc hẳn bạn đã từng gặp tình trạng có điện rò ra khiến khi chạm tay vào có cảm giác bị tê tê, giật.

Một số thiết bị điện tử như micro, amply bị nhiễm điện. Có thể gây ra sự cố giật điện trong quá trình sử dụng của người dùng. Đây là hiện tượng micro, đẩy, amply bị rò điện hoặc nhiễm điện. Tại sao hiện tượng amply bị giật điện này lại xảy ra và bạn nên xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn? Cùng Alo247 tìm hiểu về amply bị rò điện ra vỏ ngay trong những nội dung tiếp theo nhé!

Tại sao amply bị giật điện?

Hiện tượng micro hoặc amply bị nhiễm điện, gây cảm giác amply bị giật điện nhẹ không phải là trường hợp hiếm gặp. Trong trường hợp micro, tình trạng này càng trở nên khó chịu khi bạn phải cầm micro trong suốt thời gian hát hò, và nó bị nhiễm điện.

Có một số nguyên nhân chính khiến micro và amply trở nên giật, nhiễm điện, như sau:

-Nhiễm điện do Biến áp trong Amply: 

Biến áp trong amply hoặc cục đẩy chịu trách nhiệm chuyển đổi dòng điện thành năng lượng. Để cung cấp cho các mạch linh kiện trong thiết bị. Có hai loại biến áp là biến áp xung và biến áp xuyến. Nếu biến áp không được cách điện hoặc không được che chắn cẩn thận. Có thể xảy ra rò điện trực tiếp ra vỏ amply, tạo ra tình trạng nguy hiểm cho người dùng. Đặc biệt, biến áp xung trong bộ khuếch đại, làm từ lõi sắt. Nếu bị rò điện có thể tạo ra vấn đề nghiêm trọng nếu tiếp xúc với người sử dụng.

-Rò điện ra vỏ và loa do Lớp sơn tĩnh điện: 

Trường hợp amply không được sơn tĩnh điện ở bên ngoài hoặc lớp sơn bị trầy xước. Có thể gây nhiễm điện ra bên ngoài, khiến người dùng có thể cảm nhận được cảm giác giật khi chạm vào vỏ máy.

-Nhiễm điện do Thiết bị kết nối: 

Micro có dây thường dễ bị nhiễm điện hơn so với micro không dây. Micro có thể bị rò điện khi kết nối với các thiết bị khác như amply, vang hay bàn mixer. Nếu những thiết bị này cũng bị rò điện ra ngoài.

Tại sao amply bị giật điện

Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa amply

Cách xử lý khi amply bị nhiễm điện

Dưới đây là một số phương pháp kiểm tra xem micro hoặc amply có bị nhiễm điện hoặc amply bị rò điện không:

-Cảm nhận giật, tê tay thường xuyên khi chạm vào thiết bị.

-Sử dụng bút thử điện để kiểm tra các ốc vặn và lỗ cắm micro.

-Kiểm tra với đồng hồ vạn năng

Có 3 phương pháp hiệu quả nhất để xử lý tình trạng amply bị rò điện ra vỏ hoặc loa là:

-Nối đất khi lắp đặt:

Ngay từ khi lắp đặt amply, hãy kết nối đất cho thiết bị.

Cổng nối đất chính là cổng Ground phía mặt sau của amply. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất.

-Thay đổi chiều ổ cắm điện và biện pháp bảo vệ cá nhân:

Trong trường hợp cần khắc phục tạm thời, đổi chiều ổ cắm điện có thể giúp.

Người dùng nên đeo dép hoặc giày để đảm bảo rằng bàn chân không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất khi vận hành hệ thống. Đồng thời cần thực hiện các biện pháp an toàn khác.

-Chuyển sang micro không dây:

Nếu micro bị nhiễm điện từ amply, chuyển sang sử dụng micro không dây có thể là giải pháp an toàn hơn.

-Sửa chữa chuyên nghiệp:

Nếu sau khi áp dụng nhiều biện pháp mà vẫn không giải quyết được tình trạng rò điện ra vỏ máy hoặc lan sang các thiết bị khác. Hãy đưa thiết bị đến các cơ sở sửa chữa âm thanh chuyên nghiệp để họ có thể xử lý triệt để vấn đề.

Cách xử lý khi amply bị nhiễm điện

Lưu ý khi sử dụng tránh amply bị nhiễm điện

Trong quá trình sử dụng, khi bạn cầm micro hay chạm vào amply và có cảm giác bị giật nhẹ, tê tê. Khiến cho bạn phải nhanh chóng rút tay về theo phản xạ tự nhiên. Thì đây là dấu hiệu các thiết bị đã nhiễm điện.

Để hạn chế sự cố nhiễm điện này trên các thiết bị điện tử. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây để áp dụng vào quá trình sử dụng của mình:

  • Bố trí amply, micro và các thiết bị điện tử khác tại những vị trí thoáng mát. Tránh ánh nắng có cường độ mạnh và những căn phòng có độ ẩm cao.
  • Khi điều chỉnh các nút trên amply, cầm micro hoặc chạm vào các thiết bị. Bạn nên giữ tay khô ráo, không để tay ướt.
  • Bảo quản lớp sơn tĩnh điện bên ngoài micro, amply và trên các thiết bị khác. Để không bị lộ phần khung kim loại ra bên ngoài.
  • Nên đi dép để tránh tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà, giảm nguy cơ bị giật điện.
  • Chọn mua những sản phẩm chính hãng, tránh mua hàng kém chất lượng. Vì khả năng cách điện có thể không được đảm bảo.
Lưu ý khi sử dụng tránh amply bị nhiễm điện

Dưới đây là bài viết cung cấp giải đáp về nguyên nhân và cách xử lý khi micro bị nhiễm điện, amply rò điện ra vỏ. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin được chia sẻ sẽ hỗ trợ bạn giải quyết hoàn toàn vấn đề này.

Cam kết
Có mặt ngay xử lý sự cố
Thợ tay nghề giỏi - Trách nhiệm cao
Chi phí hợp lý
Bảo hành uy tín sau khi sửa
Đặt lịch
Xe Thái Bình ⇌ Quảng Ninh
Dịch vụ
Sửa chữa tại nhà & Cứu hộ khẩn cấp