Lò nướng bị nhiễm điện, rò điện, bị giật điện là sự cố có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Khi gặp phải tình trạng này, lò nướng thậm chí còn không hoạt động hoặc vận hành kém ổn định, khiến việc nướng thức ăn gặp nhiều khó khăn. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục sự cố lò nướng Sanaky bị rò điện, bị nhiễm điện là gì? Hãy cùng Alo247 tìm hiểu về sự cố này qua bài viết sau đây nhé!
Các nguyên nhân khiến lò nướng bị rò điện
-Vỏ lò nướng bị cong vênh hoặc bị hở
Trong quá trình sử dụng lò nướng, trường hợp lò bị va đập mạnh hoặc do khi mở vỏ lò để sửa chữa sẽ có thể dẫn tới tình trạng lò bị cong, vênh, hở phần vỏ và khiến lò nướng bị nhiễm điện.
-Đường dây điện bị hở, đứt
Khi vận chuyển hoặc sử dụng lò nướng không đúng cách sẽ có thể khiến đường dây điện của lò nướng bị hở, đứt. Từ đó khiến nguồn điện bị rò rỉ ra ngoài.
-Không có dây tiếp đất
Thông thường, với các loại sản phẩm lò nướng là hàng nhập ngoại hoặc xách tay sẽ sử dụng bộ dây nối tiếp đất riêng. Chính vì vậy mà một vài người dùng đã không nối dây tiếp đất cho lò nướng dẫn đến việc lò nướng bị rò điện.
-Mạch điện bên trong bị hỏng
Khi sử dụng trong thời gian dài thì một số linh kiện bên trong lò nướng như dây cáp, bộ điều khiển. Các bộ phận điện khác có thể bị lỗi hoặc hỏng hóc.
-Lỗi hệ thống điện tử
-Mạch điện trong lò nướng bị ẩm – lớp cách điện hoạt động không ổn định
Nếu bạn đặt lò nướng ở môi trường có độ ẩm cao hoặc có nhiều hơi nước thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng mạch điện trong lò bị ẩm. Lúc đó, khi mạch điện đã bị ẩm cùng với lớp cách điện của lò hoạt động bất thường sẽ khiến lò nướng bị giật điện.
Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa lò nướng
Cách xử lý khi lò nướng bị rò điện
Khi phát hiện lò nướng hay lò nướng Sanaky bị rò điện, bị giật điện. Quan trọng nhất là ngừng sử dụng ngay lập tức để tránh nguy cơ tai nạn về điện. Dưới đây là một số giải pháp khắc phục tình trạng này:
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Đảm bảo rằng bếp nướng đã được tắt nguồn điện hoàn toàn. Tắt công tắc hoặc rút phích cắm ra khỏi ổ cắm để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Gọi dịch vụ kỹ thuật
Hãy liên hệ với kỹ thuật viên chuyên nghiệp hoặc nhà sản xuất bếp nướng để yêu cầu kiểm tra và sửa chữa. Đừng cố tự sửa chữa nếu không có kiến thức và kỹ năng cần thiết. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ tai nạn và gây hậu quả nghiêm trọng.
Bước 3: Kiểm tra các linh kiện và dây điện
Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra các linh kiện và dây điện để xác định nguyên nhân gây rò điện. Các linh kiện bị hỏng hoặc dây điện cũ, bị hở hoặc bị đứt có thể cần được thay thế để đảm bảo an toàn.
Bước 4: Thực hiện bảo trì định kỳ
Sau khi sự cố được sửa chữa xong, bạn hãy tuân thủ các quy trình bảo trì định kỳ của nhà sản xuất. Điều này bao gồm việc làm sạch, kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Đảm bảo rằng bếp nướng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả.
Bước 5: Thay thế nếu cần
Trong một số trường hợp, nếu bếp nướng đã cũ và gặp nhiều vấn đề liên quan đến rò điện. Bạn có thể cần phải thay thế bằng một chiếc bếp mới và an toàn hơn.
Những lưu ý sử dụng bảo dưỡng lò nướng an toàn
Theo kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết bị nhà bếp. Chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn những lưu ý được thể hiện qua các gạch đầu dòng dưới đây:
- Chất liệu dụng cụ cho vào lò nướng điện
Bạn nên cho các hộp, khay hay dụng cụ đựng bằng nhôm, inox, gang,.… Đây là những chất liệu chịu nhiệt tốt, không bị chảy khi gặp nhiệt độ của lò nướng. Tránh cho các vật dụng như hộp nhựa, hộp xốp, nilon để đựng thức ăn cho vào lò nướng. Bởi các đồ dùng này không chịu được nhiệt cao, dễ phản ứng với thức ăn không an toàn cho sức khỏe.
- Đặt lò nướng tại vị trí thích hợp
Không nên đặt lò nướng gần bếp gas hoặc gần các vật dễ bắt cháy như giấy, rèm cửa, máy lửa và những nơi ẩm ướt như gần bồn rửa bát. Vì có thể ảnh hưởng đến bộ máy bên trong của lò nướng.
- Bật lò nướng trước 10-15 phút
Bạn nên khởi động cho lò chạy trước tối thiểu 10 phút, cho đến khi nhiệt độ trong lò ổn định thì mới cho thức ăn vào nướng. Điều này sẽ giúp cho thức ăn của bạn được nướng chín đều hơn.
- Thường xuyên vệ sinh bảo quản lò nướng
Sau mỗi lần nướng và chế biến thức ăn, lò nướng dính dầu mỡ, muối…. Bạn nên lấy khăn mềm thấm xà bông để lau lò nướng. Tuyệt đối không cho cả lò nướng vào chậu nước để rửa. Không dùng các vật sắc nhọn để cạy bẩn trong lò nướng.