Cách kiểm tra lắp đặt AVR máy phát điện

Bộ điều chỉnh điện áp từ động (AVR) đóng chức năng vô cùng quan trọng trong máy phát điện, đặc biệt duy trì điện áp đường dây ở một giá trị cố định khi dòng điện được rút ra bởi tải.

Máy phát điện là một sản phẩm đầy tiện ích và có cấu tạo không quá phức tạp. Trong đó có một số bộ phận chính như roto, stato,…  Để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của máy phát điện. Bộ điều chỉnh điện áp tự động (AVR máy phát điện) đóng một vai trò rất quan trọng. Vậy AVR là gì và sơ đồ nguyên lý mạch AVR máy phát điện ra sao? Cách kiểm tra AVR máy phát điện như thế nào và cách lắp AVR cho máy phát điện ? Cùng Alo247 tham khảo bài viết sau đây.

AVR máy phát điện là gì? Công dụng

AVR viết đầy đủ là Automatic Voltage Regulator – bộ điều chỉnh điện áp tự động.

Nó được gắn trên máy phát với chức năng chính là hiệu chỉnh. Nhằm ổn định điện áp đầu ra của máy phát.

Nếu AVR gặp sự cố, điện đầu ra không ổn định có thể gây hư hỏng cho các thiết bị điện đang dùng.

Công dụng của bộ điều chỉnh điện áp tự động:

  • Tự động chỉnh áp cho máy phát

Bộ phận này giám sát, so sánh điện áp nguồn ra của máy phát với mẫu tham chiếu.

  • Hiệu chỉnh dòng điện vô công

Bộ điều chỉnh điện áp tự động máy phát điện còn có tính năng giám sát, hiệu chỉnh dòng điện vô công. Điều này nhằm duy trì mối liên hệ của 3 thông số điện áp máy phát, điện áp lưới điện cùng công suất vô công hợp lý.

  • Giới hạn tỉ số điện áp – tần số

Tốc độ quay và tần số phát của máy phát điện mới khởi động đều không cao.

AVR lúc này có nhiệm vụ làm tăng dòng kích thích để điện áp nguồn ra giống chỉ số tham chiếu hay điện áp lưới.

Nếu điện áp máy phát chưa đạt chỉ số tham chiếu. AVR vẫn theo dõi chỉ số tham chiếu để chỉnh dòng phù hợp.

  • Bù trừ sự sụt giảm điện áp trên đường dây

Đường dây có thể gặp sự cố sụt giảm điện áp và mạch bộ điều chỉnh điện áp tự động máy phát điện có thể đoán được. Lúc này, AVR sẽ tạo ra điện áp bù vào sự sụt giảm đó.

AVR máy phát điện là gì Công dụng

Dịch vụ có thể bạn quan tâm: Sửa chữa máy phát điện tại nhà

Cách kiểm tra nhận biết lỗi AVR máy phát điện

Để biết AVR hoạt động bình thường, có thể thực hiện các cách kiểm tra AVR máy phát điện sau:

  • Kiểm tra đầu vào: Đầu vào của bộ điều chỉnh điện áp tự động là điện áp từ máy phát điện. Kiểm tra xem máy phát có tín hiệu đầu vào không bằng cách sử dụng bộ đo điện áp.
  • Kiểm tra đầu ra: Đầu ra của AVR là điện áp đến các thiết bị sử dụng. Kiểm tra xem điện áp đến thiết bị có ổn định không bằng cách sử dụng bộ đo điện áp.
  • Kiểm tra bộ điều khiển: Kiểm tra bộ điều khiển của AVR bằng cách đo điện trở và điện dung trên bo mạch để xác định xem có lỗi hay không.
  • Kiểm tra cảm biến điện áp: Cảm biến điện áp của AVR có thể bị hư hỏng. Kiểm tra cảm biến bằng cách kiểm tra điện trở và điện dung của nó.
  • Kiểm tra linh kiện khác: Các linh kiện khác như bộ khuếch đại, bộ điều khiển nhiệt độ cũng có thể bị lỗi và ảnh hưởng đến hoạt động của AVR. Kiểm tra các linh kiện này để đảm bảo AVR hoạt động bình thường.

Nếu các bước kiểm tra trên cho thấy AVR hoạt động ổn định, thì có thể xác định rằng AVR đang hoạt động bình thường. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, nên liên hệ với nhà sản xuất hoặc kỹ thuật viên để được kiểm tra và sửa chữa.

Cách kiểm tra nhận biết lỗi AVR máy phát điện

Cách lắp AVR cho máy phát điện

Trước tiên, để biết cách lắp AVR cho máy phát điện. Việc hiểu rõ sơ đồ mạch AVR máy phát điện và nắm được nguyên lý mạch AVR máy phát điện là rất cần thiết.

Khi trên tay bạn đã có một mạch AVR thì việc đấu nối AVR cho máy phát điện rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo những bước sau đây: 

Bước 1: Bạn phải xác định được rõ đâu là ngõ vào và đâu là ngõ ra trên AVR máy phát điện. Từ đó, sẽ xác định được đúng cực trước khi đấu mạch AVR.

Mạch AVR thông thường sẽ có 4 đầu nối chính là: 

  • Input: No T1 hay No V tùy mỗi loại mạch người ta kí hiệu khác nhau tương ứng với 0v 220v
  • Output : F+ F- : điện áp một chiều để kích vào chổi than hay ruột của máy phát 

Bước 2: Tiến hành đấu nối bộ điều chỉnh điện áp tự động cho máy phát điện

Bạn hãy lấy 2 dây đấu từ F+ F- tương ứng vào các cực + – của chổi than hoặc ruột của máy phát điện.  

Bước 3: Vận hành thử nghiệm

Sau khi hoàn thành về đấu nối bộ điều chỉnh điện áp tự động vào máy phát điện xong thì bạn hãy vận hành thử. Nếu thấy điện áp ngõ ra của máy phát điện đã được ổn định điện áp ở mức điện áp cài đặt 220v (máy phát 1 pha) hay 380v (máy phát điện 3 pha) là được. 

Cách lắp AVR cho máy phát điện

Trên đây là cách đấu mạch bộ điều chỉnh điện áp tự động cho máy phát điện đúng cách. Hy vọng bạn có thể vận dụng để thực hiện một cách đơn giản và dễ dàng. Chúc bạn sức khỏe và thành công!

Cam kết
Có mặt ngay xử lý sự cố
Thợ tay nghề giỏi - Trách nhiệm cao
Chi phí hợp lý
Bảo hành uy tín sau khi sửa
Nội thành: Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Ngoại thành: Hà Đông, Long Biên, Gia Lâm
Gọi thợ
Sửa chữa tại nhà
Dịch vụ
Sửa chữa tại nhà & Cứu hộ khẩn cấp